Tha thứ là giải thoát cho người và cũng là cho mình cơ hội được hạnh phúc.
.............................................................
Một lần, tôi qua nhà bà chị họ chơi thì được chứng kiến một câu chuyện quá bất ngờ...
Chả là bữa đó, là ngày kỉ niệm 30 năm, ngày cưới hai bác tôi.
Bác gái và bọn tôi bàn nhau sẽ tạo một sự kiện " bất ngờ" để " hâm nóng " lại quả tình yêu sắp" lên meo" của ông bà.
Tôi đến từ rất sớm để lo phụ bếp cho nàng.
Sau mấy tiếng " vật lộn" toát mồ hôi hột trong bếp, cuối cùng một bàn ăn rất " lãng mạn" đã được bày biện xong.( menu được lập lại cũng ngay này 29 năm về trước).
Bác gái hồi hộp ngắm đi ngắm lại "khoảng không gian rất đậm chất " ngôn tình" mà hai chị em tôi đã " thiết kế".
Chợt sực nhớ ra điều gì đó, bác ý chạy vội về phòng.
Nửa tiếng sau, trở ra, trán lấm tấm mồ hôi, trên tay cầm một chiếc khăn mùi xoa nhỏ, thở phào nhẹ nhõm, nói:
- Ùi! Mệt đứt cả hơi rồi. Nhưng còn may chán, tí nữa thì quên...- Bác hơi cúi đầu, nở nụ cười e thẹn kiểu nàng dâu năm xưa mới về nhà chồng.
- Khiếp quá! Có mỗi một cái khăn mùi xoa bé tẹo như mắt muỗi thế kia mà mẹ cũng phải " sốt sình sịch" thế chứ.- Chị họ tôi hơi dài giọng trách yêu mẹ mình...
- Hì, có nhiều vật tuy nhỏ bé... nhưng ý nghĩa con à...- Bác gái nói rồi, nguýt dài con gái.
-Chị chả tâm lí gì cả...Vật dụng tuy ít giá trị, nhưng kỉ niệm thì vô giá, bác nhỉ?- Tôi quay sang phía bác gái "cười nịnh" để tỏ ý mình là đồng minh.
- Con đúng là "hiểu thấu" lòng người khác thiệt. Con ngoan lắm!- Bác trìu mến nhìn tôi, nói.
- Hì, con đoán là... có lần, bác trai nói điều gì đó cảm động quá, khiến bác phải rơi lệ vì xúc động, rồi bác ấy đã dùng chiếc khăn nhỏ xinh kia dịu dàng thấm những giọt nước mất ý.... hihihi....- Tôi đánh liều làm quả " ăn ốc nói mò", ra vẻ mình cũng có tài " Gia Cát Dự" lắm...
- Khiếp, khiếp... Nè, TM được thể nên " phát triển khẩu ngữ" đấy à?- Chị họ nhìn tôi, bĩu mỏ, nói.
- Cái con bé này, đúng là vô tâm vô tính mà, chả biết cái gì sất. TM nói đúng rồi đó.- Rồi bác gái quay sang tôi, giọng âu yếm- Giá bác có thêm một cô con gái như con có phải là...
- Ơ! Mẹ kìa! Mẹ nói thế con dỗi, con khóc đó...
Tôi nhìn đồng hồ thấy gần đến giờ G, nên nhẹ bấm tay chị họ, nói:
- Chị Mai ơi, đến giờ hẹn rùi... Mình phải xuất phát thôi. Mình mà đến chậm, tụi nó lại cho rớt hội thì chết lun.
Chị Mai chợt hiểu ý tôi nên hưởng ứng ngay:
- Ừ nhỉ! Xuýt thì lại phải " ăn thịt gà toi".- Quay về phía mẹ- Mẹ ơi! Chúng con phải "say good bye" thui. Chúc đôi tình nhân yêu trong muộn màng hạnh phúc bên nhau...hihi...
- Dạ. Con chào bác ạ. Con đi đây. Hì, chúc hai bác có một buổi tối tuyệt vời ạ...- Tôi cũng vội " thoái lui".
- Ơ! Hai con bé này... Sao kì vậy...- Bác gái chới với gọi theo chúng tôi.
Thưc ra, chúng tôi không đi đâu cả mà tìm một chỗ kín đáo để "theo doĩ" diễn biến câu chuyện do chính mình đã dày công dàn dựng xem thế nào...
Chiều nay, tôi đã xui chị họ gọi điện cho bác trai nói dối là có bên thông gia tương lai đến chơi nhà và dặn ổng phải về thiệt sớm, đặc biệt là không được dính tí hơi men nào cả.
Hì, vì thế chúng tôi sẽ đợi ở đây cho đến khi nào thấy hai bác "cạn chén rượu giao bôi" thì mới yên tâm cùng nhau đi tìm cái gì đó ăn lót dạ cho đỡ đói.
Mấy bữa trước đó, nghe chị Mai tâm sự thật về tình cảnh của bố mẹ mình cho tôi nghe: Bố chị ấy dạo này, đổ chứng, chuyên đi sớm về khuya, về ghẻ lạnh vợ con, hay mượn chén giả say để kiếm chuyện gây gổ với bác gái.
Nếu bác gái phản ứng lại thì lập tức chìa tờ đơn đã thảo sẵn ra đòi ly dị... Nghe nói, ổng đã bị sa lưới tình của một con hồ ly ở bên ngoài, chắc là ăn phải "bùa bả" gì của nó nên lúc nào cũng nằng nặc muốn " thoát thân" càng sớm càng tốt.
Bác gái biết được chuyện này thì đau khổ lắm, đêm nào, cũng khóc sưng cả mắt.
Bị chồng chê già xấu, bác gái cũng đã tìm đến các spa để chăm sóc, sửa sang sắc đẹp của mình. Độ này, nhìn bác ý trông cũng hiện đại hơn trước khá nhiều.
Tuy nhiên, ổng cũng chả được lời khen động viên, trái lại chuyển hướng " cá chê" sang điểm khác. Ổng đã chả thèm ngó ngàng gì đến vợ, còn dài " mỏ" ra bảo:
- Sao tôi thấy bà càng ngày càng nhạt nhẽo, vô duyên thế nhỉ? Ngày xưa, chả hiểu sao tôi lại yêu bà được nhỉ?
Nghe chồng nói thế bác gái vẫn cúi đầu nhẫn nhịn, nhưng tôi tin rằng chỉ vì bác gái là người tràng An, chẳng thơm cũng kể hương nhài, không muốn "đốp" thẳng vô mặt ổng cái câu:
" Tại ngày xưa, người yêu tôi là chàng nhà quê nghèo khổ trên răng dưới cát-tút, chứ đâu phải là ông chủ bự như bây giờ..."
Mấy chục năm trời, vợ chồng ăn ở với nhau, bác gái luôn được tiếng là người vợ đảm đang, yêu chồng, chăm con, một tay lo chu tất mọi chuyện đối nội, đối ngoại.
Hồi mẹ chồng bị bệnh nặng, nằm đâu ị đấy, liệt giường, liệt chiếu cả mấy năm trời, chỉ mình bác gái là ở bên hầu hạ bà, còn mấy nàng dâu khác năm thì mười họa mới ghé thăm tí chút rồi tìm đường lượn luôn.
Bác trai vốn là dân ngoại tỉnh, bố mất từ nhỏ, nhà nghèo lắm, nên khi ra Hà Nội học, phải tự đi làm thêm để trang trải cuộc sống và lo tiền học phí.
Thiệt tình cờ, ổng lại đến xin làm ở công ty may xuất khẩu nhà bác gái, hai người đã quen nhau, rồi thương nhau và cùng nhau đi tới chỗ " cái xoong quấy bột"( sau đám cưới 5 tháng thì bác gái sinh con gái đầu lòng là chị cả của chị Mai, hiện đang định cư ở Úc cùng chồng).
Không biết có phải do bác trai tốt phước hay không mà kể từ khi có sự góp mặt của ổng thì công ty làm ăn thịnh vượng hẳn lên.
Bố mẹ vợ vì thế mà yêu quí con rể hệt như con đẻ của mình vậy
( bác gái là cô con gái rượu độc nhất của họ).
Khi chị Hương vừa tròn năm tuổi, ông bà ngoại đột ngột qua đời vì một tai nạn ô tô.
Anh chàng tỉnh lẻ làm thuê hồi nào nghiễm nhiên trở thành ông chủ. Được cái bác trai có tài kinh doanh, nhạy bén thời cuộc nên công ty cũng ngày một lớn mạnh hơn trước.
Ổng đã đón cả gia đình ở quê ra Hà Nội để báo hiếu mẹ già và lo công danh cho các em mình, giờ thì mọi cái đều đã toại nguyện.
Khi nghèo khó, trăm bề phải lo toan thì mẫu đàn ông như ổng rất nỗ lực phấn đấu vươn lên, thương vợ, quý con, nhưng khi đồng tiền dư dả, cả gánh cái lo nặng trĩu đôi vai trước kia đã bị quẳng đi thì họ lại bắt đầu học ăn, học chơi... để chứng tỏ " bản lĩnh đàn ông", để ... nếu chẳng may phải đi " học lớp mầm nghĩa địa" thì cũng không hối tiếc vì còn nhiều " cái mùi đời" chửa kịp " nếm thử"...
Tuy nhiên, đàn ông được cái rất nhậy bén với xu thế " hót" của thời đại. Họ đã không học thì thôi, chứ một khi đã muốn học thì ... cạn lời luôn...
Họ thiệt sướng vì tự cho mình cái quyền " ăn chơi cũng chả hao mòn", càng lắm bồ nhí thì giá trị con người mình càng được " nâng tầm" cao hơn.
Chỉ thương cho bác gái tôi cứ giữ mãi cái nề nếp, đức hạnh, thủy chung của một phụ nữ Hà Nội cổ, nên khổ là phải rồi.
Vì " ghiền" tửu sắc quá đà, nên chỉ sau một thời gian, nhìn bác trai tiều tụy, ốm yếu hẳn đi. Vợ con khuyên can thê nào ổng cũng bỏ ngoài tai, chỉ như nước đổ lá khoai mà thôi.
Bữa nay, bọn tôi muốn dựng lại một "phân cảnh" lãng mạn nhất trong 'bộ phim tình cảm " của hai bác năm xưa với hy vọng giúp tìm lại được những gì tốt đẹp nhất mà nghịch cảnh đang muốn cướp không của họ.
Nhưng cũng chỉ là hi vọng mà thôi vì có câu:" mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"...
Chợt có tiếng tiếng ô tô ở đầu ngõ, cả hai chúng tôi đều bị giật thót cả người.
Tim tôi bắt đầu đập thình thịch chả khác gì tiếng trống trên sàn nhảy cổ điển, chân thì run run như người có tật bẩm sinh.
Khi nhìn thấy bác trai bước thấp bước cao, người liêu xiêu đi vào nhà thì cả hai chúng tôi đều thở hắt ra vì thất vọng.
Bọn tôi quyết định tiến sát gần nhà vì đã đoán trước được cái kết chẳng lành.
Tôi chợt cảm thấy rất lo cho bác gái. Chỉ sợ là...có chuyện lớn xảy ra.
Bác trai đẩy mạnh cửa, lảo đảo bước vô nhà. Ổng bị lỡ đà nên ngã dúi vào cái bàn dành để "hâm nóng lại tình yêu" gần cửa sổ, chiếc ca- tap trên tay rơi bịch xuống đất.
Bác trai hoảng hồn giơ cả hai tay níu chặt lấy chân bàn khiến nó đổ nhào, đồ ăn, thức uống trên bàn đổ ập xuống như thể muốn vùi lấp ổng luôn.
Ổng giơ hai tay lên trời như người chết đuối cầu cứu phao cứu sinh, giọng yếu ớt:
- Cứu tôi với! Cứu với! Sao không cứu tôi? Mụ già này ác quá...Mà thôi, tôi thà chết còn hơn... để tay mụ chạm vào.
Bác gái như thể không thấy, không nghe, chỉ thở dài và để mặc kệ ổng nằm dưới đống đổ nát.
Bà đã cố nuốt cục giận dữ vào trong, giọng lạnh lùng:
- Tối nay, chắc lại bị nhỏ kia chuốc rượu cho say mềm rồi...Hừ...- Bác gái buông một tiếng thở dài rồi bỏ lên phòng, đóng sập cửa lại.
Ở bên ngoài, nghe tiếng đổ vỡ, chị em tôi hoảng quá vội chạy vào nhà.
Nhìn " hiện trường" kinh khủng thế... mà không thấy bác gái ở đó, chúng tôi cũng phần nào hiểu được chyện gì đã xảy ra...
Chị em tôi chạy vội lại, cố hết sức để khiêng ổng về giường. Chị Mai lấy đồ thay cho bố, còn tôi thì nháo nhào chạy vô bếp để tìm đồ giải rượu cho ổng.
Khi bác trai đã dần lịm đi trong giấc ngủ thì tôi và chị họ mới dám rời khỏi phòng.
Không ai bảo ai, chúng tôi cùng lên phòng bác gái xem sự thể thế nào, để còn lựa lời an ủi.
Lên đến nơi, thấy cửa đóng then cài, chị Mai khẽ cấu tay tôi ra chiều bảo tôi gọi cửa.
Tôi gõ cửa, khẽ gọi:
- Bác gái ơi! Mở cửa cho con với! Mở cửa cho con với! Bác ơi...- Giọng tôi lạc cả đi phần vì mệt mỏi, phần vì có cái gì đó cứ nghèn nghẹn trong cổ họng.
Trong phòng, bác gái vẫn thức, nằm bất động, mắt mở trân trân nhìn lên trần nhà. Có lẽ, nỗi đau này quá lớn, quá sức chịu đựng, khiến cho cả hồn lẫn xác của bà bị tê dại, đờ đẫn...
Giờ đây, bác ý chẳng còn muốn gặp ai, chẳng muốn biết thêm điều gì nữa... Điều duy nhất bà muốn biết là: "Vì sao ông trời lại nỡ xử bất công với tôi như thế? Có phải kiếp trước, tôi ăn ở bất nhân, bạc ác nên kiếp này phải gặp quả báo hay không?... Có phải là...".
Đứng chờ cửa mãi không được, chị em tôi đành phải xuống nhà dưới để ngồi nghỉ cho đỡ mệt.
Sau đó, tôi đi pha tạm cốc sữa nóng và lấy mẩu bánh trong tủ lạnh đưa chị họ ăn cho đỡ đói, còn mình thì tính sau.
Chị Mai chỉ uống vài ngụm nhỏ rồi đặt cốc sữa xuống bàn vì đắng miệng quá không tài nào nuốt nổi.
Nhìn vẻ thất thần của chị khiến tôi thấy có gì đó cay cay nơi sống mũi. Tôi đặt nhẹ tay lên vai chị ý, khẽ nói:
- Cố lên chị nhé. Cố lên...
Mấy ngày sau, tôi hay tin bác trai đã qua đời.
Sau khi hỏa táng, mọi người đưa bác trai về quê an táng.
Ngày hôm đó, tiết cuối đông, gió bấc hun hút, lạnh lùng, mưa phùn lầy lội.
Người đi đưa đám rất ít, người nào cũng lặng lẽ, âm thầm hệt như những cái bóng vô hồn.
Càng về chiều, gió càng thổi mạnh.
Giữa đồng không mông quạnh, gió u u, rít gào nghe như hồn ma quái khóc than.
Lòng tôi, bỗng tự kỉ: " Bác trai ơi, bác đã làm những gì... mà khiến cho những ngươi thân của mình phải rơi vào thảm cảnh này? Bác đã gây ra những chuyện gì ... những tội lỗi gì... hở bác?"
Mọi người không ai khóc, không ai rơi giọt nước mắt nào cả.
Duy chỉ có tôi... tôi lại khóc vì thấy... thương cảm cho nỗi bất hạnh của những người mình yêu quý và... thương cả cho bác trai, kẻ sẽ phải nằm lại đó một mình trong lòng đất lạnh giá kia.
Giữa vũ trụ bao la này, bỗng dưng tôi cảm thấy mình thiệt nhỏ bé và bất lực...
Tôi bật khóc vì không thể kìm nén thêm được nữa, nhưng lần này là khóc cho tôi...khóc cho tôi thiết đó.
Sau đó ít lâu, bác gái gọi tôi đến và kể cho nghe một sự thật khiến tôi cảm thấy vô cùng choáng váng.
Chuyện này, bác ý cũng chỉ mới biết được mấy bữa nay vì vô tình tìm thấy một bức thư tuyệt mệnh mà ổng đã viết trước khi chết vài ngày.
Sở dĩ bác gái tiết lộ bí mật đó với tôi, phần vì rất tin tưởng tôi, phần vì không thể không chia sẻ cùng ai đó nỗi oan khuất tày đình của gia đình mình.
Thì ra, ông bà trẻ của tôi đã chết oan uổng chỉ vì một chút sơ hở không đáng có. Họ đã vô tình để chàng rể nghe trộm được cuộc trao đổi quyền thừa kế gia sản của gia đình với luật sư riêng của mình.
Bác trai đã lén đặt máy nghe trộm trong phòng riêng của ông tôi và biết được rằng mình hóa ra cũng chỉ là một thằng làm thuê được trả công cao hơn những kẻ khác, còn bác gái mới là người thừa kế duy nhất gia sản kếch xù đó.
Cũng không hiểu cái lòng tham vô đáy ý là bản tính của ổng hay vì khi đó, nhất thời ổng bị quỷ nhập tràng mà trở thành kẻ mất hết nhân tính như vậy.
Để ngăn chặn việc bố mẹ vợ làm di chúc cho con gái họ, trong một lần đi công tác xa, tài xế riêng của ông bà trẻ tôi đã bị bác trai ngầm cho thuốc ngủ vào đồ ăn, rồi ổng vờ viện lí do ở lại thêm một ngày đi thăm người thân để có bằng chứng ngoại phạm.
Thì ra, người đã cướp đi sinh mạng của ông bà trẻ tôi là ổng.
Ở đời, nghèo khó chưa chắc đã chết, nhưng giàu quá mà tin lầm kẻ bất lương thì dễ mất mạng như chơi.
Sau đó, ổng ung dung trở về nhà và đinh ninh rằng, từ nay trở đi, gia sản của nhà vợ đã nằm chắc trong tay mình rồi.
Nào ngờ bữa đó, ông tôi vô tình phát hiện ra trong phòng có kẻ đặt thiết bị nghe lén nên đã vờ lái câu chuyện trao đổi với luật sư sang hướng khác, rồi làm nhiễu sóng của thiết bị.
Ngay sau đó ít hôm, bản di chúc oan nghiệt ấy đã được hoàn tất.
Gần đây, bác trai mới tìm hiểu ra sự thật ý thì trở nên tuyệt vọng, rồi phá đời...
Tiền kiếm được ổng mang đi đốt ở các cuộc vui vẻ với gái bao và
" kết thân" với con ma men để mong sớm được giải thoát và nhanh được gặp các TÀO PHÁN QUAN ở địa phủ.
Thì ra, ổng trở nên hư đốn như vậy không phải do ăn phải bùa bả của hồ ly mà là vì con quỷ tam đầu trong con người ổng quá tuyệt vọng ...
*****
Ba năm sau, vào một ngày cuối đông nắng ấm, tôi cùng bác gái và hai người chị họ về quê viếng mộ ổng.
Lúc chúng tôi chuẩn bị ra về, bác gái bảo hai chị tôi ra xe trước, chỉ giữ mình tôi ở lại.
Đợi hai chị đi khuất, bác ý mới lấy trong túi áo véc ra chiếc khăn nhỏ ngày trước, bật lửa và đốt nó thành tro.
Có một cơn gió bất chợt ào qua, cuốn sạch bay những mảnh tro tàn, thổi chúng đi xa, xa mãi...
Bác gái nói rất nhỏ, như để cho vong linh ổng vừa đủ nghe:
- Tôi đã định giữ chiếc khăn này lại để khắc cốt ghi xương mối thâm thù kẻ đã giết hại cha mẹ mình, nhưng rồi nghĩ lại... chả để làm gì vì ông cũng đã chết rồi...chấp tội kẻ sống, chứ thù hận kẻ đã chết thì ích gì... Hơn nữa, dù sao ông cũng là bố của hai đứa con tôi. Tôi rất yêu chúng nó nên không thể cứ thù hận ông mãi được. Nay, tôi đốt bỏ nó đi... coi như xóa bỏ tất cả... Thế là tôi đã giải thoát cho ông và cũng cho chính bản thân mình nữa...
Xế chiều, cái nắng quái vừa nãy còn le lói, giờ đã vội tắt lịm. Tôi lại gần, đỡ bác gái đứng dậy để ra về.
Có lẽ tôi cũng không thể hiểu thấu được nỗi đau trong lòng của bác ý, nhưng tôi tin rằng, bà đã thực sự tha thứ cho kẻ tội đồ kia, bởi tha thứ không phải để chứng tỏ mình cao thượng mà là vì sự thanh thản của chính bản thân mình và vì hạnh phúc của hai đứa con gái mà bà vô cùng yêu quý.
Con chim chết bởi ham mồi, còn con người chết bởi lòng tham của mình...