MÀN CƯỚP CÔ DÂU CHẤN ĐỘNG HOÀNG CUNG ĐƯƠNG TRIỀU CỦA TRẦN QUỐC TUẤN


Điều ít ai biết: Thời trai trẻ Trần Quốc tuấn cũng vô cùng xốc nổi, gan dạ vì yêu
.................
...............................
 Sau 12 năm lên ngôi, năm 1237 vua Trần Thái Tông đứng trước nguy cơ không  có con nối dõi ( tuyệt hậu).
 Khi ấy, Trần Thủ Độ đã ra tay sắp đặt hàng loạt sự việc trong triều khiến cho nhiều người oán hận, đặc biệt là Trần Liễu- cha ruột của Trần Quốc Tuấn.
 Trần Thủ Độ ép vua phế hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, cưới chị dâu là công chúa Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu đang mang thai 3 tháng.
 Chuyện này khiến Trần Liễu nổi giận, mang binh di rửa hận nhưng vì thân cô, thế yếu nên đã thất bại và bị giáng làm An Sinh Vương, lưu đày  ở Yên Sinh.
 Lúc đó, Trần Quốc Tuấn mới 7 tuổi, được công Chúa Thụy Bà 
 ( chị gái của Trần Thái Tông) cầu xin vua cho nhận làm con nuôi. 
Ở đây, trong vòng 8 năm, ông được học cả văn lẫn võ, lớn lên cùng con em hoàng tộc.
 Chính trong khoảng thời gian này, ông đã gặp và đem lòng yêu công chúa Thiên Thành. Hai người đã bên nhau giống như một CẶP THANH MAI TRÚC MÃ.

Lịch sử từ trước tới giờ, thường hay bỏ quên thân phận và sự đóng góp to lớn của những người con gái chốn hậu cung, nên sử sách đương thời cũng ít nhắc đến công chúa Thiên Thành.

 Thiên Thành là con gái cả của vua Trần Thái Tông, nàng xinh đẹp, khí chất thông minh, tao nhã, khiêm nhường.
 Suốt thưở thiếu thời, nàng rất có cảm tình với Trần Quốc Tuấn và tình cảm ý đã lớn lên cùng năm tháng, ngày một thêm sâu đậm.

Tưởng rằng họ là mối lương duyên trời ban, nhưng không... vì Trần Quốc Tuấn thuở ấy chỉ là một cậu ấm con trai một nghịch thần, thì làm sao sánh được với một nàng công chúa thân phận cao quý như Thiên Thành.

 Khi tới tuổi lập gia đình, vua Trần Thái Tông đã xuống chiếu gả nàng cho Trung Thành Vương,con trai của Nhân Đạo Vương, làm tan vỡ giấc mộng uyên ương tuyệt đẹp của hai người họ.

Ngày 15 tháng 2 năm 1251, vua Thái Tông ra lệnh mở hội kéo dài 7 ngày đêm, trưng bày các tranh về LỄ KẾT TÓC và vô số trò chơi hấp dẫn khác để cho người trong và ngoài triều có thể tới tham gia.

 Trước ngày đó, vua còn cho công chúa Thiên Thành về phủ của Nhân Đạo Vương để chờ ngày làm lễ ăn hỏi.
 Người trong kinh thành tưng bừng trong lễ hội, còn ở hai vương phủ thì trái tim của   "hai kẻ yêu nhau" mỗi lúc một thêm đau đớn như bị ai vò nát vậy.
 Không thể chịu nổi cảnh một sớm mai người con gái mình thương yêu sẽ là vợ kẻ khác khiến cho Trần Quốc Tuấn nảy ra một quyết định táo bạo: Sẽ đột nhập vương phủ Trần Đạo Vương cướp vợ về.
 Trong đêm đó, nhân lúc mọi người còn đang say sưa với lễ hội, Trần Quốc Tuấn lẻn vào phủ Nhân Đạo Vương bằng cách trèo tường, rồi vượt qua toán lính tuần tra, tìm được chính xác phòng công chúa đang ở.
 Nàng đã mừng vui mừng khôn xiết khi thấy người trong mộng xuất hiện trước mặt mình.
  Sau đó,Trần Quốc Tuấn đã đi tiếp một nước cờ cao minh, dồn chính nhà vua vào thế SỰ ĐÃ RỒI để tránh sự việc bại lộ sẽ thành thảm án và rồi ngày hôm sau, nàng vẫn thành VỢ NGƯỜI TA.
  Sau khi đột nhập vô phòng công chúa, Trần Quốc Tuấn sai thị nữ của nàng về báo cho Thụy Bà, mẹ nuôi của mình biết chuyện, để cầu cứu sự giúp đỡ.
  
 Nhận được tin đó, Công chúa Thụy bà lập tức đến gặp em trai  là vua Trần Thái Tông khóc lóc mà than rằng: ""Không ngờ Quốc Tuấn càn rỡ đang đêm lẻn vào chỗ của Thiên Thành. Nhân Đạo Vương đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ giết hắn mất. Xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu".
Tin đó như thể sét đánh ngang tai vua Trần Thái Tông vì ngài đã nhận đủ lễ của bên thông gia, nên việc Trần Quốc Tuấn cả gan làm loạn  là điều làm ông vô cùng khó xử.
Song trước sự van xin kiên trì của Thụy Bà, vua Trần đành phải sai người bao vây phủ Nhân Đạo Vương, xông thẳng tới hoa viên vắng lặng, vào phòng công chúa Thiên Thành để áp giải, thực chất là hộ tống Trần Quốc Tuấn ra ngoài an toàn.
Tới tận lúc này, bên thông gia Nhân Đạo Vương mới hay chuyện.

Sự việc công chúa " tư thông" với trai lạ ngay trong phủ thông gia trước ngay trước ngày cưới là điều không thể chấp nhận được vì thế ngay hôm sau, Thụy Bà đã nhanh tay hỏi cưới công chúa Thiên Thành cho cháu trai của mình, với sính lễ 10 mâm vàng sống vì lí do quá vội không kịp sắm lễ vật mong vua Trần thông cảm.

 Trước sự đã rồi, Trần Thái Tông đành phải xuống chiếu gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn và cắt 2000 khoảnh ruộng tốt ở huyện Ứng Thiên cho Nhân Đạo Vương để an ủi.

Trần Quốc Tuấn với sự khôn ngoan, liều lĩnh của  bản thân và  sự "đồng phạm" của công chúa Thụy Bà, ngài đã có được sự tự do hôn nhân cùng với HỒNG NHAN TRI KỈ của mình.

 /Những năm tháng sau đó, Hai vợ chồng ông đã có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, sinh được 4 trai, 2 gái ( một con gái sau nhận làm nghĩa nữ).
Con gái cả Trần Thị Trinh Thụy hiệu Quyền Thanh Quận Chúa sau lấy vua Trần Nhân Tông, được sắc phong  Bảo Thánh Hoàng Hậu Trần Trinh, sinh ra người con trai là vua Trần Anh Tông. 

LỜI BÌNH CỦA TMV:

Người thời nay, khi đánh giá về Trần Quốc Tuấn thì chủ yếu chỉ nói về công đức to lớn của ông với bao chiến công lẫy lừng chống giặc Nguyên Mông, một tấm gương trung quân ái quốc, vì nghĩa lớn mà bỏ thù nhà, suốt đời tận tụy với dân với nước, mà ít ai biết đến thời trẻ của ông đã từng là một chàng trai si tình, khôn ngoan và liều lĩnh  dám hi sinh vì tình yêu  như vậy.
Khi đọc được câu chuyện tình của Trần Quốc Tuấn với công chúa Thiện Thành, tôi càng thêm ngưỡng mộ và kính trọng ông hơn, bởi nó chính là cái nhân văn, cái chân thực nhất của một hình mẫu người anh hùng lí tưởng trong tôi.
Dù là ai đi nữa, dù vì bất kì lí do gì mà một người đàn ông để mất người mình yêu, ý trung nhân của lòng mình thì tôi cho rằng anh ta nếu không phải đồ ngốc, cũng là kẻ ích kỉ.
Trong câu chuyện MÀN CƯỚP CÔ DÂU NGOẠN MỤC của Trần Quốc Tuấn cũng phải kể đến  " công lao" to lớn của công chúa Thụy Bà- kẻ " tòng phạm" cùng với cháu trai của mình.
 Tôi cho rằng, ngoài tình thương yêu Trần Quốc Tuấn như con đẻ thì bà còn là một phụ nữ rất sâu sắc, biết nhìn xa trông rộng, bởi hơn ai hết bà hiểu rằng, việc gả công chúa Thiện Thành cho chàng trai này sẽ ích nước lợi nhà và Trần Quốc Tuấn thật sự có phong thái phi phàm, tài năng xuất chúng, tâm đức hơn người, tương lai sẽ là giường cột của triều Trần.
Quả đúng như vậy, sau đó, chàng rể quý ấy đã trở thành một vị tướng oai hùng, lập nên những chiến công vang dội mãi còn được lưu trong sử sách.
Cũng vì ơn điển cao cả của công chúa Thụy Bà và sự anh minh của vua Trần Thái Tông đã  góp phần hóa giải được ' thù nhà" trong lòng Trần Quốc Tuấn.
 Điều này không chỉ giúp cho Triều Trần hưng thịnh mà cả dân tộc Đại Việt cũng vì thế thoát khỏi nạn xâm lăng bạo tàn của giặc Nguyên Mông.
 Giở lại những trang sử kí xưa, khiến lòng tôi thấy vô cùng tự hào về những người con Đại Việt thuở ấy.
Những người con trung quân ái quốc, thương dân như con, không quản ngại gian khổ, nếm mật nằm gai,  đã không chỉ làm  cho kẻ thù khiếp sợ,  mà còn làm vẻ vang giống nòi, rạng rỡ núi sông.
---------------------


After 12 years on the throne, in 1237, King Tran Thai Tong was at the risk of having no children.
At that time, Tran Thu Do set up a series of events in the dynasty which infuriated many people, especially Tran Lieu – father of Tran Quoc Tuan.
Tran Thu Do forced the King to depose Queen Ly Chieu Hoang in order to marry her sister (Princess Thuan Thien, the wife of Tran Lieu) when she was three months pregnant.
This angered Tran Lieu, making him recruit soldiers to fight against the arrangement. Because the force was too weak, he failed, was demoted and banished in Yen Sinh.
At that time, Tran Quoc Tuan was only 7. He was adopted by Princess Thuy Ba (the sister of King Tran Thai Tong).
Over the period of 8 years staying in the palace, Tran Quoc Tuan learned both martial arts and literature and grew up with the royalty.
It was during this time that he met and fell in love with Princess Thien Thanh. The two were always together as a couple.
Thien Thanh was the eldest daughter of King Tran Thai Tong. She was beautiful, smart and humble.
Throughout her youth, she had strong affection for  Tran Quoc Tuan and the passion grew deeper and deeper.
Despite their love, Tran Quoc Tuan was still considered the son of a rebel, so it was thought that he did not deserve to marry Princess Thien Thanh.
When Thien Thanh reached the age of marriage, King Tran Thai Tong commanded that she be married to Trung Thanh Vuong, the son of Nhan Dao Vuong, which broke the dream of the couple.
On February 15th 1251, the King held a festival lasting 7 days with a lot of activities and games for people to take part in.
Before that day, the King demanded that Princess Thien Thanh be brought to the residence of Nhan Dao Vuong, waiting for the engagement party.
The citizens happily enjoyed the festival while Thien Thanh and Tran Quoc Tuan were in agony.
Unable to bear with the marriage arrangement, Tran Quoc Tuan made a bold decision to break into the residence of Nhan Dao Vuong to steal the bride..
In that night, when everyone was joining the festival, Tran Quoc Tuan sneaked into the home of Nhan Dao Vuong by climbing the wall and fighting over the security.
He located the place where Thien Thanh was living. When seeing Tran Quoc Tuan, Thien Thanh was over the moon.
After meeting Thien Thanh, Tran Quoc Tuan asked her caretaker to inform Thuy Ba (his foster mother) so that she could help him.
Receiving that news, Princess Thuy Ba immediately came to see the King and begged him to forgive Tran Quoc Tuan.
The King was in a dilemma at that time because he received all the offerings from the family of Nhan Dao Vuong.
However, because of Princess Thuy Ba’s persistence, the King commanded that Tran Quoc Tuan be escorted out of Nhan Dao Vuong’s residence, which actually saved Quoc Tuan.
It was not until this time that Nhan Dao Vuong knew of the problem.
The fact that Princess Thien Thanh was with Tran Quoc Tuan at night right before the wedding was unacceptable. Therefore, Thuy Ba immediately asked Tran Quoc Tuan to marry Princess Thien Thanh with the offering of 10 trays of gold.
The King, unable to do anything, accepted the marriage and comforted Nhan Dao Vuong by providing him with 2000 lots of land in Ung Thien district.
Tran Quoc Tuan, with his  wisdom and bravery, was able to marry his sweetheart.
Years after the event, the couple lived happily together with 4 sons and 2 daughters.
His eldest daughter, Tran Thi Trinh (Princess Quyen Thanh) later married King Tran Nhan Tong and was awarded the title Queen Tran Trinh. She also gave birth to King Tran Anh Tong.

My comments:
People, nowadays, when assessing Tran Quoc Tuan, mainly talk about his victories against Nguyen Mong invaders. He was an example of a man with great patriotism and devotion to the country. Little has been known about his wisdom and courage to sacrifice everything for love.
When reading about Tran Quoc Tuan and Thien Thanh, I strongly admire and respect him because his story reflects humanity and provides the most genuine facts about the ideal model of a hero.
Whoever a person is and for whatever reasons, a man accepting to lose his sweetheart, if not a fool, is also selfish.
In the story of Tran Quoc Tuan with his courage to steal the bride, we also have to mention the merit of Thuy Ba, an “accomplice” with her adopted son.
I think, in addition to her love for Tran Quoc Tuan as a son, she was a deep and far-sighted woman who understood more than anyone else that the marriage of Tran Quoc Tuan and Thien Thanh would benefit the country because he was a talented man and would contribute a lot to the development of Tran dynasty.
Indeed, later, Tran Quoc Tuan became a hero with his historical victories.
Because of the sympathy of Thuy Ba and King Tran Thai Tong, Tran Quoc Tuan’s resentment about what happened to his family was alleviated. This did not only support Tran dynasty but it also helped the entire nation out of the colonialism of Nguyen Mong invaders.
Reading about the history, I really admire those heroes who not only terrified the enemy but also won glorious victories for the whole country.






My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes