SỰ TÍCH CÔ BÉ THƯỢNG NGÀN


Dành cho các bạn thích tìm hiểu về ĐẠO MẪU VIỆT NAM
.......................
.........................................
 Cô Bé Thượng Ngàn thường được gọi theo địa danh của các đền thờ, nơi cô hầu cận.
Cô Bé Thượng Ngàn là những tiên nàng hầu cận Mẫu Thường Ngàn ( Trong bộ sơn trang).
Có rất nhiều cô bé trên khắp các cửa rừng lớn nhỏ, được thờ ở các đền, miếu chủ yếu tại vùng núi rừng Bắc Bộ.
Ví dụ:
Cô Bé Suối Ngang ( Hữu Lũng)
Cô Bé Đèo Kẻng ( Thất Khê)
Cô Bé Đông công ( Yên Bái)
Cô Bé Tân An ( Lào Cai)....
Cô Bé Minh Lương ( tuyên Quang)...
TMV sẽ giới thiệu sự tích của một vài CÔ BÉ tiêu biểu mà tôi đã tìm hiểu được:
 1- CÔ BÉ TÂN AN:
Bên bờ sông Hồng, tại thôn Tân An 2, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có một ngôi đền gọi là ĐỀN CÔ TÂN AN ( Cô Bé Thượng Ngàn),là nơi thờ nữ chúa tên húy là HOÀNG BÀ XA, là con gái của ÔNG BẢY BẢO HÀ..
 Tương truyền rằng, cô đã theo cha đi đánh giặc, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban ( địa danh cổ) rất quý phục và biết ơn, suy tôn là THÁNH MẪU.
Đền  Cô Bé Tân An đối  diện  với bên kia sông là đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai)- thờ Đức quan ngài Hoàng Bảy.
2- CÔ BÉ MINH LƯƠNG:
Thời nhà Trần ( thế kỉ 15), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lạng Quân ngày nay, có vợ chồng hai ông bà người Dao, chuyên đi xúc tép ở sông, vợ tuổi đã cao mà chưa có con.
Một hôm, bà vợ đi xúc tép, nhưng  xúc mãi mà chả được gì, chỉ được hai quả trứng lạ,liền đổ đi không lấy.
Bực mình thay! Bà đi từ thượng nguồn xuống tới hạ nguồn xúc hoài mà cũng chỉ được hai quả trứng đó, nên đành phải mang về thả vào chum nước dưới chân cầu thang.
Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra cô bé bụ bẫm , đặt tên là Minh.Lương.
Cùng lúc đó, hai quả trứng trong chum nước dưới chân cầu thang nở thành hai con rắn.
Cô Bé Minh Lương lớn lên cùng với chúng, quấn quýt làm bạn với nhau.
 Một buổi chiều, ông bà đi làm về nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. 
Sẵn có dao dựa bên mình, ông liền rút dao vừa chém vừa nói: " Mày hại tao à?"
Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con bị đứt đuôi. Ông đuổi theo và nói" Cút đi hang mang, khoang đi hang đồng".
 Ông bà xót thương cô bé không nỡ chôn xuống đất, nên đặt cô nằm trên sàn nhà.
Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé.
Dân làng thấy vậy đều cho rằng cô bé đã hiển linh nên lập miếu thờ.
Thời kì giặc cờ đen đến cướp bóc, giết hại dân lành, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh đánh tan quân thù.
 Sau này,  cô còn hiển linh bốc thuốc giúp dân  chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.
3- CÔ BÉ MỎ THAN: (Tuyên Quang)
 Chuyện kể rằng, thần Kim Quy thấy mỏ quý của vua cha mẫu mẹ tại đền Mỏ Than đã rủ cá kình ở biển Đông về cùng nhau mang hết mỏ quý  ra vùng Nam Hải.
Khi lên tới  gần miệng hang thì ÔNG CÓC  ( ở gần miếu Sơn Thần) đã nghiến răng báo lên tâu ngọc hoàng thượng đế.
Ngọc hoàng cử cô Mười  hạ phàm để giải quyết vụ việc.
 Cô bé cưỡi trên lưng hai con rồng bay xuống thấy khoảng trời u ám có khí lạnh bay lên thì nhảy vội xuống với hai vết chân chẹn lên thần Kim Quy, vết chân phải trượt gót mờ, bàn chân trái đè gần cổ rùa, bắt rùa hóa đá. ( bách gia trăm họ gọi là QUY TỤ BẢN ĐỀN)
 Thần Kim Quy hóa đá thì cá kình cũng hóa đá theo.
Ở đây, tất cả cảnh quan của đền quay về nơi Phật ngự Phương Tây, riêng có cá kình thì quay về phía đông bắc.
Nhờ có cô bé Mỏ Than mà bách gia trăm họ vẫn còn  " mỏ tụ đồng" xưa. 
Hiện nay, còn nuôi dưỡng mỏ kim cương non, cho nên ở chính nơi này vẫn tồn tại truyền thuyết CÔ BÉ MỎ THAN.



My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes