Một nét đẹp trong tập tục văn hóa của người Việt chúng ta
...............
...................................
Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp ( âm lịch), các gia đình lại tất bật vào bếp để chuẩn bị mâm cơm cúng , tiễn đưa ÔNG TÁO về trời. Sự tích ấy bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.
NGUỒN GỐC CỦA NGÀY TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO:
Có khá nhiều dị bản về câu chuyện này, nhưng bữa nay, TM kể về một sự tích được lưu truyền phổ biến trong dân gian, kể về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao.
Ngày xửa ngày xưa, có một đôi vơ chồng tên là Thị Nhi và Trọng Cao. Họ là đôi vợ chồng tâm đầu ý hợp, tình cảm mặn nồng, tha thiết nhưng hiềm một nỗi quá hiếm muộn, chẳng thể sinh nổi một mụn con.
Cũng vì chuyện này mà Trọng Cao hay kiếm chuyện để dằn vặt vợ.
Bữa nọ, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao xé ra thành chuyện lớn, đánh vợ và đuổi đi.
Người vợ uất ức quá bỏ nhà đi lang thang đến một xứ khác. Ở đây, nàng đã gặp được một người đàn ông tên là Phạm Lang.
Sau một thời gian quen biết, tình cảm của hai người trở nên khăng khít, nên đã quyết định kết thành chồng vợ.
Còn Trọng Cao, lúc tỉnh cơn nóng giận thì vô cùng ân hân, thiệt đáng tiếc vợ chàng đã bỏ đi xa rồi.
Càng nghĩ chàng càng hối hận và nhớ thương vợ da diết, nên đã quyết tâm lên đường đi tìm vợ.
Ngày tháng qua đi, chàng đã dùng hết số gạo, tiền mang theo mà vẫn chưa tìm thấy vợ nên đành phải làm kẻ hành khất xin ăn dọc đường.
Bữa kia, may mắn cho chàng là đã tới xin ăn trúng vô nhà của Thị Nhi, vào đúng lúc chồng mới của nàng đi vắng.
Nàng đã sớm nhận ra kẻ hành khất kia chính là người chồng cũ của mình nên mời vào nhà nấu cơm mời ăn.
Đúng lúc đó, chồng nàng trở về, Nhi sợ chàng nghi oan nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm đó, Phạm Lang nổi lửa để đốt đống rạ làm tro bón ruộng khiến nàng vô cùng hoảng sợ, đã nhảy vào đống lửa để cứu Trọng Cao.
Trước tình cảnh ấy, Phạm Lang thương vợ quá đã nhảy ào theo khiến cả ba cùng bị chết cháy.
Ngọc Hoàng biết chuyện thì rất thương cảm cho ba người họ sống có tình có nghĩa nên đã sắc phong cho làm VUA BẾP hay còn gọi là TÁO QUÂN VUA BẾP và giao cho người chồng mới là THỔ CÔNG trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là THỔ ĐỊA trông coi việc trong nhà, còn người vợ là THỔ KỲ trông coi việc chợ búa.
Vì thế TÁO QUÂN không chỉ định đoạt sự may rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm phạm của MA QUỶ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Cứ vào ngày 23 tháng chạp (âm lịch), TÁO QUÂN lại về trời để báo cáo tất cả những việc làm của gia chủ trong năm cũ ( việc tốt, việc xấu) để thiên đình định tội, thưởng phạt phân minh.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO:
TÁO QUÂN là những người định đoạt phúc họa, may rủi của gia chủ, đồng thời ngăn cản sự xâm phạm của MA QUỶcho gia đình được bình yên nên mỗi gia đình phải giữ cho bếp thật sạch sẽ, khang trang để tỏ lòng thành kính và biết ơn với các ngài.
Do các TÁO QUÂN quanh năm ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà của gia chủ nên hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, các gia đình lại làm mâm cơm thịnh soạn để tiễn các TÁO QUÂN về
trời, tấu đối với NGỌC HOÀNG, để ngọc đế luận bàn công tội, thưởng phạt phân minh.
trời, tấu đối với NGỌC HOÀNG, để ngọc đế luận bàn công tội, thưởng phạt phân minh.
Tương truyền, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa các TÁO lên trời với ngụ ý " cá chép hóa rồng", vượt vũ môn.
Đến trưa ngày 30 tháng chạp âm lịch, các TÁO lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc thường lệ của mình.
LỄ VẬT CÚNG TÁO QUÂN:
Lễ vật gồm: mũ ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO ( ba cỗ; 2 nam. 1 nữ).
Mũ ÔNG TÁO: có hai cánh chuồn, mũ BÀ TÁO không có cánh chuồn.
Lễ vật gồm: mũ ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO ( ba cỗ; 2 nam. 1 nữ).
Mũ ÔNG TÁO: có hai cánh chuồn, mũ BÀ TÁO không có cánh chuồn.
Mâm lễ được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị chữ HÁN. ngoài ra có vàng, tiền địa phủ, hoa, quả, oản, cau trầu, sôi gà. rượu, chè, thuốc lá...
Sau khi cúng ( chừng 2/ 3 nén hương thì hóa mã cùng với bài vị cũ)
Sau đó, người ta lập bài vị mới cho TÁO QUÂN
PHƯƠNG TIỆN CHẦU TRỜI CỦA TÁO QUÂN::
MIỀN BẮC: Người ta cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý để cá hóa rồng đưa các TÁO về trời. Sau đó, họ phóng sinh ra ao, hồ, sông...
MIỀN TRUNG: Người ta cúng con ngựa giấy với yên cương đầy đủ,
MIỀN NAM: Thì chỉ cúng mũ và đôi hia bằng giấy.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.
-------------------------------------------
-------------------------------------------
Every year, on December 23rd (Lunar Calendar),
most families in Vietnam gather in the kitchen to prepare a rice tray in order
to send Kitchen God to Heaven. The story has its origin in the folk tale handed
down from generation to generation.
THE ORIGIN OF KITCHEN GOD FESTIVAL:
THE ORIGIN OF KITCHEN GOD FESTIVAL:
There are many variants of this story, but Tra My
will tell you a popular legend about the couple whose names were Thi Nhi and
Trong Cao.
Once upon a time, there were a couple named Thi Nhi
and Trong Cao. They lived happily together but the only problem was that they
were infertile.
Because of this, Trong Cao often blamed his wife.
One day, arguing with his wife over trivial matters,
Trong Cao forced her away.
The wife, infuriated, left home and wandered to
another country. Here, she met a man named Pham Lang.
After a period of acquaintance, they got married\.
As for Trong Cao, after he reflected on what had
happened, he regretted mistreating his wife. Unluckily, she was gone now.
The more remorse he had, the more determined he was
to find his wife.
Days passing by, he had used up all the rice and
money he carried. Yet, he still couldn’t meet his wife; thus, he begged for food
along the road.
One day, he was lucky enough to beg for food at Nhi’s
house just when her husband was away.
Thi Nhi, realizing it was her old husband, invited
him in to have dinner.
At that time, Pham Lang arrived home. Nhi was
afraid, so she hid Trong Cao behind the garden haystack.
Unluckily, at night, Pham Lang burned the haystack,
making Nhi so scared. She jumped into the stack to save Trong Cao.
At the scene, Pham Lang followed his wife, causing the
deaths of all three people.
The Jade of Emperor, knowing of the event,
empathized with them, awarded them the title THE KITCHEN GODS. The new husband is
THO CONG GOD who takes care of the kitchen. The old husband is THO DIA GOD who
takes care of the house. The wife is THO KY GOD who takes care of the buying and
selling from the market activities.
Therefore, Kitchen
Gods not only decide the luck of the family but also prevent ghosts from
intruding the house, keeping peace for all family members.
On December 23rd,
Kitchen Gods return to Heaven to report about what the family has done (both
good and bad deeds) so the Heaven can reward or punish them.
THE MEANING OF
KITCHEN GOD FESTIVAL:
Kitchen Gods
determine the luck of the family and keep ghosts from entering the house, so
each family needs to keep their kitchen clean and well-ventilated in order to
show respect to the Gods.
Because Kitchen Gods
live in the kitchen and know all events, the family should prepare a lavish
meal to send the Gods to Heaven to report to Jade of Emperor on December 23rd.
People have it that
carps are the main means of transport, which indicates that carps can turn into
dragons.
At midday on December
30th, Kitchen Gods arrive on Earth to continue their jobs.
OFFERINGS IN A KITCHEN
GOD FESTIVAL:
2 paper bonnets for
male Kitchen Gods and 1 paper hat for the female one.
The tray is placed in
the cleanest place with a tablet containing Chinese words. Besides, there must
be joss paper, flowers, fruits, cone-shaped cakes, betel and areca, steamed
sticky rice, chicken, tea and cigarette.
After two-thirds of
the incense has burned, people bring the joss paper and the tablet outside to
burn them.
Then they create a
new tablet for the Gods.
MEANS OF TRANSPORT
FOR KITCHEN GODS:
IN THE NORTH: people
buy three carps and have them swim in a basin. After the ceremony, they release
the carps in ponds or lakes.
IN THE CENTRAL VIETNAM: people buy paper horses.
IN THE SOUTH: people
buy paper bonnets and hat.
Besides these, they
prepare a lavish dish (with steamed sticky rice, boiled pork legs, some dishes
that have mushrooms, bamboo shoots) or a vegetarian dish (with betel and areca,
flowers, fruits, joss paper) in order to send Kitchen Gods to Heaven.