Các thánh nữ trong tứ phủ dường như ai cũng có vẻ đẹp vượt thời gian
.............................................
ĐỀN CHÚA THÁC BỜ:
Đền Chúa được thờ ở tại Phố Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình của sở VHTT Hòa Bình.
Chúa Thác Bờ không thuộc tứ phủ thánh cô hay tứ phủ thánh chầu, nhưng được thờ theo Tứ Phủ, là một phần không thể tách rời của Tứ Phủ
Có hai nơi thờ Chúa Thác Bờ: Tại Vầy Nưa là nơi thờ chính còn đền Thung Nai là nơi thờ vọng
SỰ TÍCH CHÚA THÁC BỜ:
Vào năm 1430- 1432: Vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hân ở Mường Lễ , Sơn La, khi tới đây thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước một thác nước hiểm trở xô bọt trắng xóa, với muôn vàn mỏm đá lởm chởm, nên không thể tiến quân được.
Ở xã Hào Tràng- Đà Bắc có người con gái dân tộc Mường là Đinh Thị Vân và cô gái người Dao, xóm Mó Nẻ. Vầy Nưa, Đà Bắc đã đứng lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván đóng thuyền, kêu gọi nhân dân chặt nứa, tre kết thành bè mảng, góp lương thực, thực phẩm cho nhà vua nuôi quân, chở quân sĩ đi qua Thác Bờ đánh giặc
Tháng 3 năm 1432, trên đường chiến thắng trở về, Vua Lê Lợi dừng chân khao quân ở Thác Bờ.
Hai cô lại vân động bà con góp cơm lam, thịt muối chua, rượu cần, múa hát điệu thương rang, Bo meng, ném còn, múa xòa để hoan ca mừng chiến thắng.
Sau khi quy tiên, hai bà thường hiển linh để giúp đỡ mọi người đi qua Thác.
Nhà vua đã ban chiếu chỉ cho dân lập đền thờ hai bà.
Người dân ở đây đã phong cho hai bà là CHÚA THÁC BỜ
VĂN BIA ĐÁ CỦA VUA LÊ LỢI:
Tại xã Hào Tráng, Đà Bắc, trước đây có một tấm bia cổ của vua Lê Lợi khắc trên một phiến đá ở sườn núi.
Đó là mỏm đá vôi nhỏ cao hơn 4 m, mài nhẵn lưng chừng, có khắc bài thơ, bài tiểu dẫn của nhà vua khi đi qua đây đánh giăc,.
Đền CHÚA THÁC BỜ lúc đó nằm ngay cạnh văn bia đá này.
Vì thế văn bia đá là một di tích vô cùng quý báu của ĐỀN CHÚA THÁC BỜ ở Hào Tráng khi xưa.
Năm 1979, nhà nước xây nhà máy thủy điện Hòa Bình, nên năm 1982, trước tình hình bia đá sẽ bị nước nhấn chìm, SỞ VH đã di dời nó về thành phố Hòa Bình để bảo quản.
Năm 2002, bia đá được đặt tại Bảo tàng Hòa Bình.
Đến năm 2015, tỉnh quyết định đưa bia Lê Lợi về dựng lại tại Đền Chúa Thác Bờ tại Vầy Nưa.
Khu văn bia Lê Lợi được xây dựng cách Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa khoảng 500 m. Tấm văn bia của vua Lê Lợi đã được dựng lại, còn các công trình Tam quan, nhà trưng bày, đại bái đang trong quá trình xây dựng. Hiện công trình còn ngổn ngang vật liệu.
Tấm bia khắc bài thơ chữ hán của Lê Thái Tổ được lược dịch như sau:
Gập ghềnh hiểm hóc chẳng từ nan
Già vẫn nguyên còn sắt đá gang
Hào khí nghìn mù đều sạch quét
Tráng tâm bằng núi cũng bằng san.
Biên phòng tất khéo mưu phòng lược
Xã tắc nên trù kế cửu an
Ghềnh thác ba trăm năm lời cổ ngữ,
Như nay dòng thuận chỉ xuôi nhàn
Chắc chắn sau khi nhà văn bia được xây dựng thì Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa sẽ trở thành một trung tâm du lịch tâm linh đầy chất lịch sử và chất thơ, tạo nên một cảnh quan Sơn thủy Hữu tình giữa chốn Hạ long trên cạn.
______________________________________________
The Saints in the Mother Goddess religion seem to have timeless beauty.
Thac Bo Goddess is worshipped in Bo Street, Vay Nua Commune, Da Bac district, Hoa Binh
Thac Bo Goddess is not part of the Mother Goddess religion, but is worshipped in accordance with the religion and has become an integral part of it.
There are two places to worship Thac Bo Goddess: in Vay Nua, there is a main shrine and in Thung Nai, there is another supplementary shrine.
THE ORIGIN OF THAC BO GODDESS:
In the year of 1430 and 1432: Le Loi King brought troops to Cat Han Pass in Muong Le, Son La, when coming here, he saw a whirlpool in front of a waterfall with white foam and many stones, making it impossible to move on.
In Hao Trang - Da Bac commune, there was a lady of Muong ethnic group whose name was Dinh Thi Van and another of Dao group in Mo Ne village, Vay Nua, Dai Bac. They recruited the men in the village to make boats from the boards, called for the local people to cut the bamboos and turn them into rafts and contributed food to the stock to help the king to feed the troops and to carry the soldiers through the waterfall to fight against the enemy.
In March, 1432, on the way home, Le Loi King stopped to celebrate with his troops in Thac Bo.
The two ladies called for the local people to contribute rice, meat and wine and to dance to celebrate the victory.
After returning to Heaven, the two women often appear to help people cross the waterfall.
The king gave the order to build the temple to worship the two women.
The local people rewarded the two ladies the title THAC BO GODDESS.
THE HEADSTONE OF LE LOI KING:
In Hao Trang commune, Da Bac, there was an ancient headstone of Le Loi King carved on the side of the mountain.
It is a small limestone cliff higher than 4 metres, abrasive in the middle with a poem engraved when the king passed by this area.
Thac Bo Goddess' temple is located near the headstone.
Therefore, this headstone is rather valuable of Thac Bo Goddess in Hao Trang.
Le Loi's headstone was built 500 metres far from Thac Bo Goddess' temple. The headstone of Le Loi King has been reconstructed while the construction of the Three Houses and exhibitors are in process.
Some sentences in the headstone of Le Loi King are as below:
Despite the great challenges of mountains and forests
The determination is still very high
to overcome all the hardship and obstacles.
...
Certainly after the headstone has been built, the temple of Thac Bo Goddess will become a centre of spiritual tourism full of history and poetry, creating a scenic landscape between land and sea.