VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỨC PHẬ HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG PHẦN 2


Dành cho các bạn thích tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam
.............................
...........................................

Tháng 12 năm 1274, Trần Nhân Tông 16 tuổi, được sắc phong thái tử, kết hôn với con gái của Trần Hưng Đạo là Quyên Thanh công chúa.
Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm Mậu Dần (tức ngày 8 tháng 11 năm 1278) Trần Khâm được cha truyền ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông tự xưng làm Hiếu Hoàng (孝皇) và được bá quan dâng tôn hiệu là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Đế (法天御極 英烈武聖明仁皇帝). Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng và cùng trị vì với Nhân Tông cho đến khi mất năm 1290.[12][13] Mùa xuân năm 1279, nhà vua lấy niên hiệu là Thiệu Bảo (紹寶). Đến tháng 9 âm lịch năm 1285 ông đổi niên hiệu thành Trùng Hưng(重興) và dùng niên hiệu này tới khi nhường ngôi năm 1293.[14]
  Từ nhỏ, ông  đã có lòng hướng Phật, không có ý làm vua nên nhiều lần xin nhường ngôi thái tử  cho em trai  là Đức Việt, nhưng vua Thánh Tông không chấp nhận.
Sau khi kết hôn vài tháng, ông trốn khỏi hoàng cung,  tá túc ở một ngôi chùa trên Yên Tử.
Vua Thánh Tông và hoàng hậu phát hiện ra sự việc đó thì lập tức cho người tìm kiếm, khuyên giải ông về và ông đã đồng ý.
Khi về cung, ông nằm mộng thấy một đoá sen vàng mọc ra từ rốn mình nên từ đấy ngày ngày đều ăn chay khiến người gầy guộc
. Vua Thánh Tông thấy vậy rất  đau lòng, vừa khóc vừa khuyên ông, ông mới thôi việc ăn chay.
 Năm 1276, con trai trưởng Trần Thuyên của ông ra đời, người sau này trở thành vua Trần Anh Tông.
 Năm 1278, ông 20 tuổi. Trần Thánh Tông truyền ngôi vua cho ông để lên làm thái thượng hoàng.
 Ý đồ đánh chiếm nước ta của quân  Nguyên  ngày càng rõ. Đoàn sứ giả của Sài Thung do vua Nguyên phái đến nước ta lúc ấy vô cùng ngang ngược.
Trên đường thì hà hiếp bá tánh, vào triều thì khinh rẻ quần thần, hắn truyền ý chỉ của Hốt Tất Liệt bắt ông phải sang chầu để nhận sắc phong,
Ông đã đáp: “Trộm nghe ấu chúa nhà Tống nhỏ dại, thiên tử còn thương xót mà phong cho tước công thì chắc tiểu quốc đây cũng được gia ân thương xót. Trước đây đã được tha miễn 6 việc. Còn lễ tự thân vào chầu, thì tôi sinh trưởng ở thâm cung, không tập cưỡi ngựa, không quen thủy thổ, sợ chết dọc đường. Em tôi là Thái úy trở xuống cũng đều như vậy."
  Ít lâu sau, nội mật viện của Hốt Tất Liệt đề xuất khởi binh đánh nước ta, nhưng  vẫn chưa vội tấn công, chỉ bắt  ta  phải đúc tượng vàng ròng to bằng người thật để cống sang Bắc triều,  nếu không sẽ xuất quân.
 Nhận rõ nguy cơ sẽ có chiến tranh, ông và triều đình đã gấp rút củng cố đất nước về mọi mặt để có thể sẵn sàng ứng chiến.
Ví dụ như tiến hành đại xá, giải oan, sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đến chiêu hàng tù trưởng Trịnh Giác Mật đang làm phản ở Đà Giang, khuyến khích nông nghiệp, thống nhất đo lường, tạo điều kiện cho buôn bán, thống kê dân số để tuyển lính, luyện binh…
 Đồng thời, triều đình nhà Trần  thắt chặt quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành.
  Vua Trần Nhân Tông đã mềm mỏng từ chối yêu cầu mượn đương nước ta để đánh Chiêm Thành vì biết rõ ý đồ của chúng là  muốn chiếm Chiêm Thành trước,  sau tạo thế gọng kềm đánh chiếm nước ta từ hai phía.
Chiêm Thành biết tham vọng của quân Nguyên nên cũng tỏ ý giao hảo với nước ta.
 Vua Trần  Nhân Tông đã cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền đến chi viện cho Chiêm Thành.
Quân Nguyên đã lấy đó làm cớ khép nước ta vào tội phản nghịch để tấn công cho dù ta không thừa nhận vụ việc trên
 Năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than, họp cùng vương hầu và các quan bàn kế sách chống quân Nguyên.
Sự kiện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam cũng xảy ra vào thời điểm này.
  Trần Hưng Đạo được phong chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc.
Trần Quang Khải được phong chức Thượng tướng thái sư.
 Cuối năm 1284,  được tin Hốt Tất Liệt phái Trấn Nam vương Thoát Hoan và các tướng dẫn quân chuẩn bị tấn công, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã tổ chức hội nghị Diên Hồng để hỏi ý các phụ lão về việc nên hoà hay nên đánh.
 Khác với hội nghị Bình Than diễn ra vào 2 năm trước đó - là nơi bàn bạc với quan lại và quý tộc, đối tượng trưng cầu ý kiến của hội nghị Diên Hồng là những đại biểu của nhân dân.
Trong hội nghĩ Diên Hồng, mọi người đều đồng ý đánh chứ không hoà.
 Trần Hưng Đạo viết "Hịch tướng sĩ" để cổ vũ lòng quân. Đầu năm 1285, quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt. Triều đình nhà Trần cho quân chặn ở cửa khẩu phía Bắc nhưng thất bại. Quân Nguyên vượt qua ải Chi Lăng.
Trần Hưng Đạo ra lệnh cho quân lui về Vạn Kiếp. Tướng giặc là Ô Mã Nhi tấn công Vạn Kiếp.
Trần Hưng Đạo muốn bảo toàn lực lượng, đồng thời kéo dài thời gian để nhử cho giặc mệt mỏi nên tiến hành rút khỏi Vạn Kiếp.
. Trong trận thuỷ chiến này, vua Trần Nhân Tông đã mang quân đến hỗ trợ đội quân của Trần Hưng Đạo rút lui khỏi Vạn Kiếp.
 Quân Trần sau khi rút khỏi Vạn Kiếp thì dàn trận ở sông Hồng gần Thăng Long.
 Quân Nguyên đi đường bộ, dựng trại bên sông Hồng.
 Vua Trần Nhân Tông chỉ huy việc nghênh chiến ở sông Hồng, nhằm mục đích đánh lạc hướng giặc để người trong cung và dân chúng sơ tán khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
Trần Nhân Tông cho người sang giả vờ đưa thư cầu hoà nhằm kéo dài thời gian và đánh lạc hướng giặc, nhưng quân Nguyên không chấp thuận.
 Sau khi nhận được tin việc sơ tán đã xong, thuỷ quân Trần theo sông Hồng rút khỏi Thăng Long, tiến về phủ Thiên Trường.
 Diễn biến các trận đánh quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên có thể tham khảo ở trang: Kháng chiến lần 2 Đây là một cuộc chiến hết sức cam go.
Trong suốt cuộc kháng chiến này, quân Trần từng thua nhiều trận, vua cũng suýt gặp nguy hiểm, nhưng nhờ kế hoạch tác chiến toàn cục được tiến hành tương đối tốt, các cánh quân phối hợp hiệu quả, thắng được những trận mang tính chiến lược và cuối cùng quân ta giành thắng lợi.
Các thủ thuật “vườn không nhà trống”, du kích, ly gián (gây chia rẽ người Hán và người Mông Cổ trong nội bộ quân Nguyên, dùng người Hán trong quân Trần tác động người Hán trong quân Nguyên), cũng được phát huy hiệu quả.
 Cuối tháng 6 năm 1285, quân Nguyên bị quân ta đuổi giết, tháo chạy về nước.
 Tháng giêng năm 1286, triều đình nhà Trần thả những tù binh bắt được cho về nước.
 Hốt Tất Liệt muốn phục thù, chuẩn bị tấn công lần nữa. Nhân lúc quân Nguyên chưa thể xuất quân do người Hán đang nổi dậy trong nước, quân ta tăng cường luyện binh ứng chiến.
 Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Đây là cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần thứ 3 của Đại Việt.
Vua Trần Nhân Tông một lần nữa tiến hành đại xá, nhiều tù nhân được thả đã nhập ngũ để báo ơn.
 Thái thượng hoàng Thánh Tông giao cho Trần Nhân Tông  toàn quyền chỉ huy cuộc kháng chiến.
Trần Hưng Đạo chỉ huy quân ngũ.
Cũng như lần trước, quân Nguyên thắng những trận đầu, về sau nhà Trần mới phản công.
 Cuộc chiến này diễn ra trong vòng 4 tháng gồm nhiều trận đánh, trong đó có trận thuỷ chiến dùng cọc nhọn ở Bạch Đằng.(     Link: Kháng chiến lần 3 Cuối tháng 3 năm 1288) quân Nguyên một lần nữa phải trốn chạy về nước  và  bị quân ta tập kích.
 Tháng 4 năm 1288, nhà Trần trả tù binh về nước, trong đó có Ô Mã Nhi. Lúc đi thuyền về nước, Ô Mã Nhi bị đắm thuyền và chết
. Triều đình nhà Nguyên cho rằng quân Trần cho người ám sát, nhưng không có chứng cứ.
 Đại Việt tiến hành phục hồi các tổn thất sau kháng chiến. Năm 1290, quân Ai Lao nhiều lần quấy phá biên giới phía tây.
Binh lực Đại Việt lúc này đã chịu nhiều thiệt hại sau cuộc chiến với quân Nguyên, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ngự giá thân chinh để thị uy.
Theo lý giải của ông, nếu lúc này hoà hoãn, quân Ai Lao sẽ biết Đại Việt đang suy yếu mà tấn công dữ dội hơn.
 Tháng 3 năm 1292, hoàng tử trưởng Trần Thuyên được lập làm thái tử, kết hôn với con gái của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (con trai Trần Hưng Đạo).
 Tháng 3 năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho thái tử, lên làm thái thượng hoàng.

________________________________________
In December 1274, 16-year-old Tran Nhan Tong, who was ordained a prince, married Tran Hung Dao's daughter, Quyen Thanh princess. From a young age, he had the heart to follow Buddha and did not intend to become a king. He so many times asked to give the crown prince to his younger brother Duc Viet, but King Thanh Tong did not accept it. After getting married for several months, he escaped from the palace, staying at a temple on Yen Tu. King Thanh Tong and the Empress discovered the incident, they immediately hired a person to seek him, advised him to return and he agreed. When he returned to the palace, he dreamed that a golden lotus flower grew from his navel, and from that day on, he became vegetarian, making him skinny. King Thanh Tong felt so heartbroken and cried and advised him, he quit his vegetarian diet. In 1276, his eldest son Tran Thuyen was born, who later became King Tran Anh Tong. In 1278, he was 20 years old. Tran Thanh Tong gave him the throne. The intention of the Nguyen army to capture our country was becoming clearer. The envoy of Sai Thung, sent by the Nguyen king to our country at that time was extremely defiant. On the way, he tortured local people, and when he entered the court, he disdained the mandarins; he transmitted the intention of Hot Tat Liet to make him go to court to receive ordination. Shortly afterwards, the internal secretariat of Hot Tat Liet proposed to start fighting our country, but still has not yet rushed to attack, only forcing us to cast a large gold statue as the real one to be brought to the North Dynasty, otherwise he would start fighting. Realizing the risk of war, he and the court rushed to consolidate the country in all aspects so they could be ready to fight. For example, they carried out a great amnesty and sent Chieu Van Vuong Tran Nhat Duat to give in to Chief of the tribunal Trinh Giac Mat, who was acting against Da Giang, encouraging agriculture, unifying measurement, facilitating population statistics to recruit soldiers, train troops ...

At the same time, the Tran court tightened diplomatic relations with Chiem Thanh.
King Tran Nhan Tong had softly rejected the request to borrow our country to fight Chiem Thanh because he knew their intention was to take Chiem Thanh first, then create a grip to capture our country from both sides.
Chiem Thanh knew the ambition of the Nguyen army, so he also expressed his friendship with our country.
King Tran Nhan Tong sent two thousand troops and 500 ships to reinforce Chiem Thanh.
 Nguyen army  took it as an excuse to condemn our country of  rebellion to attack our country even when we did not acknowledge the case.
 In 1282, King Tran Nhan Tong summoned the Binh Than Conference, held a meeting with the officials to come up with policies to fight against Nguyen army.
The event of Tran Quoc Toan crushing the orange also occurred at this time.
Tran Hung Dao was ordained a national governor, dominating the national army.
Tran Quang Khai was ordained a high ranking general.


At the end of 1284, Hot Tat Liet,sent Tran Nam Vuong and the generals to lead the attack. Tran Thanh Tong held the Diên Hồng conference to ask the officials about whether to reconcile or to attack.
 Unlike the Binh Than conference that took place two years earlier - where the officials discussed with the mandarins and nobles, the audience of the Dien Hong conference was the representatives of the people.
In the association with Dien Hong, everyone agreed to fight, not to reconcile.
Tran Hung Dao wrote "Hich tuong si" to encourage the army. At the beginning of 1285, Nguyen troops were divided into 3 groups to enter Dai Viet. 
The Tran court gave a blockade at the northern border gate but failed. Nguyen army crossed the Chi Lang labyrinth.
Tran Hung Dao ordered the troops to retreat to Van Kiep. The enemy general, O Ma Nhi attacked Van Kiep.
Tran Hung Dao wanted to preserve his forces, and at the same time prolonged the time to lure the tired enemy, so he withdrew from Van Kiep.
In this naval battle, King Tran Nhan Tong brought troops to support Tran Hung Dao's army to withdraw from Van Kiep.
The Tran army, after withdrawing from Van Kiep, brought the troops to the Red River near Thang Long.  Nguyen army walked and set up camp on the Red River.
 King Tran Nhan Tong commanded the war on Red River, aiming to distract the enemy so that people in the palace and the people evacuated from Thang Long, implementing the plan of "empty place”.
Tran Nhan Tong allowed the people to pretend to send letters of peace to extend the time and distract the enemy, but the Nguyen army did not approve.
After receiving the news of the evacuation, Tran army followed the Red River to withdraw from Thang Long and proceed to Thien Truong.
During this resistance war, the Tran army had lost many battles, the king was almost in danger, but thanks to the overall combat plan conducted relatively well, the army effectively coordinated, won the strategic and finally our troops won.
Tricks of "empty places" and estrangement (causing the Han and Mong people to split within the Nguyen army, using Han people in Tran army to influence Han people in the Nguyen army), were also promoted effective.
At the end of June 1285, Nguyen troops were killed by our troops, and fled to the country.
In January 1286, the Tran court released prisoners who were sent home.
Hot Tat Liet wanted to take revenge, preparing to attack again.
At the time when the Nguyen army was unable to export troops because the Han people were rebelling in the country, our troops strengthened the combat troops.
In December 1287, Nguyen troops attacked Dai Viet. This is the 3rd anti-Nguyen Mong war of Dai Viet.
King Tran Nhan Tong once again conducted the amnesty, many released prisoners joined the army to give thanks.
 Thai Thuong Hoang Thanh Tong entrusted Tran Nhan Tong with full command of the resistance.
Tran Hung Dao commanded the army. Just like the last time, the Nguyen army won the first matches, after the Tran Dynasty counter attacked.


This war took place within 4 months including many battles, including a naval battle using pointed stakes in Bach Dang. (Link: Third Resistance In late March 1288) Nguyen troops once again fled to the country. , attacked by our troops.
In April 1288, the Tran Dynasty returned prisoners to the country, including O Ma Nhi. At the time he sailed home, O Ma Nhi was wrecked and died
The Nguyen court said that the Tran army gave assassins, but there was no evidence.
Dai Viet conducted recovery of losses after the resistance.
In 1290, Ai Lao troops repeatedly harassed the western border.
t this time, Dai Viet forces suffered a lot of damage after the war with Nguyen, but Tran Nhan Tong decided to gain prestige.
According to his explanation, if this time is delayed, the Ai Lao army would know Dai Viet was weakening and attacking more violently.
 In March 1292, the head prince Tran Thuyen was established as the crown prince, married the daughter of Lord Hung Nhuong  Tran Quoc Tang (son of Tran Hung Dao).
n March 1293, King Tran Nhan Tong ceded the throne to the crown prince, to become the supreme emperor.
 
 

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes