VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG ĐỒNG TRẦN TRIỀU



Dành cho các bạn thích tìm hiểu về ĐẠO MẪU VIỆT NAM
............
.......................

Mời  mọi người  tìm hiểu bài viết cũng của Nguyễn Hữu Hạ dưới đây: để hiểu sâu hơn về CÔNG ĐỒNG TRẦN TRIỀU

 Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là tín ngưỡng dân gian Việt nam, được hình thành từ quá trình thánh hóa  một nhân vật có thật trong lịch sử.
 Ông là vị anh hùng dân tộc Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn,  là vị thánh luôn phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, hộ quốc an dân, diệt trừ tà ma và chữa bệnh.
 Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn, mất ngày 20/8,  là con trai thứ của Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông ( Trần Cảnh).
 Về gốc tích ra đời của ông , dân gian truyền lại: ông chính là Thanh tiên đồng từ trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, Ngũ Tài của Thái Công .
Như vậy xét về nguồn gốc nhà Trần cũng xuất phát từ dòng tu tiên Đạo giáo, gốc của pháp Tứ Phủ (Đạo Mẫu) chính là Tam Phủ (Đạo Tiên).
 Nhà Trần không thuộc Tứ Phủ, có lối thờ phụng riêng và phép tắc khác bên Tứ Phủ, nhưng Thần Chủ của Tứ Phủ và  bên Nhà Trần đều thuộc dòng Thiên Tiên - tuân chỉ Ngọc Hoàng Thượng Đế mà giáng phàm để cứu dân độ thế, khuyến Thiện phạt Ác.
  Tuy xuất xứ khác nhau nhưng nhiệm vụ thì là một, vì vậy hiện nay, có sự phối thờ Trần triều và Tứ phủ.
 Tương truyền khi Đức Thánh Trần mất, để tránh sự trả thù của quân Nguyên ông truyền lệnh lập mộ giả ở vườn An Lạc, Bảo Lộc ( Hiện nay, tại Bảo Lộc có một lăng mộ ghi tên Hưng Đạo Đại Vương nhưng thực chất đó là mộ của một viên bộ tướng).
 Khi hóa, Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ.
Theo như vị hiệu thì Đức Thánh ngài Cửu Thiên Vũ Đế - Là Thiên Tinh nên tả Nam Tào, hữu Bắc Đẩu phù cho Thiên Tinh.
Dân gian đã gắn hình ảnh hai vị tướng tâm phúc nhất của Đức Thánh Trần là ông Yết Kiêu và ông Dã Tượng vào vị trí phò tá của Đức Thánh Trần .
 khi sang thế giới bên kia họ sẽ trở thành quan Nam Tào, Bắc Đẩu tiếp tục giúp việc Đức Thánh Trần trong việc cứu dân, giúp đời
 Trong hàng thánh nhà Trần có thầy dậy Văn và thầy dậy Võ thể hiện Triều đình nhà Trần trọng tài nên có phối Tự chứ từ thời đức Khổng Tử truyền Đạo Nho cho tới triều Trần thì biết bao nhiêu triều đại Vương Hầu Công Tử đều phải có Thầy dạy mới nên bậc hiền tài chứ không chỉ riêng triều
Trần
Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn.
 Đức ông khi thượng đồng xiên lình hai tai và hai lình quân.
Tứ vị vương tử ngự đồng lên đai thượng, xiên lình.
 Vương cô đệ nhị về đồng mang theo cờ kiếm, lấy dấu mặn, Đức ông về chứng( Dấu mặn dùng để chữa bệnh, trị tà, chữa điên, trấn yểm....)
Thường là trấn yểm cho Đền to phủ lớn, trấn những vùng long mạch lớn, nếu dùng máu Thánh để trấn thì khó mà phá được.
Phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn thường chỉ những người căn cao, đồng cựu mới hầu được, vì khi lên đai thượng hai người đứng hai bên kéo dây thít chặt vào cổ, mắt ngầu đỏ lộn tròng, mặt hổ phù, nhiều người không phải căn cao mà lên đai thượng chết ngay trên sập hầu.
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng chỉ Đức Ông Đệ Tam mới lên đai thượng vì nó giống gông xiềng khi ngài bị oan.
Tuy vậy ý nghĩa thực sự của lên đai thượng là khi lên đai thượng mặt của người hầu sẽ thành mặt hổ phù thể hiện sư uy linh, thần oai của Thánh, vì vậy không chỉ đức ông đệ tam mà tứ vị vương tử khi ngự đồng làm việc đều lên đai thượng, xiên lình.
 Xiên lình là hình thức của Sa man giáo.
Ở Việt Nam, xiên lình tượng trưng cho những hiện tượng siêu nhiên, thần thông của bề trên, một số người cho rằng xiên lình do đâm vào huyệt đạo nên không chảy máu, nhưng sự thực khi hầu là xiên lung tung trên má, miệng, tai, không cứ vào huyệt đạo mà không chảy một giọt máu.
 Việc lấy dấu mặn, sau khi ghế hầu đập vỡ, lấy mảnh sành rạch lưỡi phun máu vào bùa, nhưng khi thư hương vào chén rượu ngậm vào, máu lập tức ngừng chảy

 Các vị thánh nhà Trần bao gồm:

 1.Vương phụ - vương mẫu (Vương phụ Khải thánh An Sinh, tặng phong Hiển Hoàng Khâm Minh - Đại vương. Vương mẫu An Sinh phu nhân Thiện Đạo Quốc mẫu )
 2. Đức đại vương chính cung (Cửu thiên vũ đế Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công bình bắc đại nguyên suý Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng  đẳng thần ).
 Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù, ông làm phép sát quỷ trừ tinh.
 Bóng đức ông khá nặng nên không phải đồng cựu đội lệnh nhà Trần thì không hầu được.
 3. Vương phi phu nhân (Vương Phi Thiên Thành công chúa Nguyên Từ Quốc Mẫu ).Bà mất ngày 28/9
 4. Thày dạy văn
 5. Thày dạy võ
 6. Quan Nam Tào
 7. Quan Bắc Đẩu
 8. Đức Thánh Cả (Trần triều thượng tướng, khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn ,ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, ngài ngự đồng lấy dấu mặn làm bùa trừ tà sát quỷ chữa bệnh)
 9. Đức Phó Tằng (Trần triều thượng tướng. Tiết độ sứ Hưng Hiến đại vương Trần Quốc Uất, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, ngài chuyên bắt tà ma, cắm đất tìm cốt và trị trùng)
 10. Đức Thánh Tam (Trần triều thượng tướng, khai quốc công Hưng Hiến đại vương, Đệ tam Đức Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng.
Khi ngự đồng, ngài mặc áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm (Ngài về đồng sát quỷ trừ tà, chữa bệnh)
 11. Đức Thánh Đệ Tứ (Trần triều thượng tướng khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện, ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm )
 12. Đức Tiên cô Đệ nhất Quốc Mẫu (Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh, là vợ Vua Trần Nhân Tông, sau này cô theo vua Trần Nhân Tông tu tại Chùa Yên Tử.
 Khi ngự đồng,  cô mặc áo màu đỏ, đầu đội khăn đóng, dùng khăn đỏ thắt dải buộc lên)
 13. Đức Tiên cô Đệ nhị Đại Hoàng (Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh, khi ngự đồng cô mặc áo màu vàng, một số nơi hầu cô mặc áo màu xanh, cô làm phép trừ tinh tróc tà )
 14. Lục Bộ Đức Thánh Ông ( đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều,  luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều, các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lười cày nung nóng)
 Gồm có :
 - Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân (Trần Triều vương tế điện suý thượng tướng quân quan nội hầu Phạm sắc phong Chiêu Cảm Hùng Văn đại vương, ngài ngự đồng khăn áo đỏ, ngài về tiễn đàn nhà Trần )
 - Tả Yết Kiêu tướng quân ( Tên thật là Phạm Hữu Thế, là tùy tướng của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông có tài bơi lội như loài thủy tộc.
 Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu, ông được vua Trần phong tước Trần triều Hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân tước hầu
 Lễ hội của ông ngày 15/1
 - Hữu Dã Tượng tướng quân ( ông rất giỏi huấn luyện voi, là tướng giỏi lục quân - Nghi Xuyên tướng quânƯ
 - Hùng Thắng tướng quân (Vi Hùng Thắng, được sắc phong tước Quận Công - Huyền Do tướng quân ( Đặng Huyền Quang, tài ba võ nghệ hơn người, được vua Trần thăng tướng quân Thái úy, ông mất ngày 10/10)
 15 - Trần Triều Vương nữ tôn Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Hậu (Bà là con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Là vợ vua Trần Anh Tông, mẹ của vua Trần Minh Tông)
 16 - Trần Triều Khống Bắc tướng quân An Nghĩa đại vương ( Nguyễn Chế Nghĩa, ngài văn võ song toàn, đứng đầu ban võ, ngài mất ngày 28/8).
 17- Đức Thái Bình công chúa ( Cô là con nuôi của Đức Thánh Trần, có công phục vụ nhà Trần ở vùng Thái Bình, khi ngự đồng cô mặc áo màu xanh)
 18.-Đức Trần Bình Trọng
 19- Cô bé Cửa Suốt (Trần triều Vương ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa, là con gái của Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần Anh Tông  còn gọi là Anh Tông hoàng đế thứ phi.
 Cô cùng Đức ông Đệ Tam trấn thống lĩnh ba quân thủy binh trấn giữ ngoài Cửa suốt nên gọi là cô bé cửa suốt. Khi ngự đồng cô mặc trang phục màu trắng, múa kiếm và cờ lệnh.
Ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch)
 20-. Cậu bé Cửa Đông ( Hiển thánh vương tôn chủ bộ tướng).
 Trong hệ thống thờ các vị thánh Trần triều cổ không hề có Cậu bé cửa Đông, khoảng những năm 1990 một số đồng thầy hầu giá cậu bé cửa đông theo lối hầu mới, ghép Tứ phủ với Trần triều trong một buổi ( Trước đây Tứ phủ và Trần Triều hầu tách các buổi khác nhau).
 Một số tài liệu nói cậu là Thánh cậu trấn giữ Cửa Đông, một số tài liệu nói Cậu là Cậu bé Quận bản Đền trong Đền Cửa Ông được Đức Ông Đệ Tam trao quyền trấn giữ Cửa Đông, cậu được thờ ở một  ngôi đền Mẫu gần đền Cửa Ông
 Một số sách cho là cậu là cháu trai của Hưng Đạo Đại Vương, bằng Cô bé Cửa Suốt, tuy vậy tài liệu không nói rõ đó là vị cháu nào của Hưng Đạo Đại Vương.
Có giả thiết cho rằng cậu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản ( là cháu nội vua Trần Thái Tông).
 Khi ngự đồng cậu mặc áo vàng hoặc trắng, đầu vấn khăn ngang, múa cờ và kiếm
 - Ngoài ra còn các vị tướng khác như Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Đỗ Hưng, Nguyễn An, Trần Bách, Đoàn Thại, Nông Thị Tâm, Lâm Văn Cường, Trần Nhật Duật….
 - Cùng chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân, gồm Đông phương lưu diện Đại tướng thanh hổ đại thần, Nam phương lưu chỉ Đại tướng xích hổ đại thần, Tây phương lưu tất Đại tướng bạch hổ đại thần, Bắc phương lưu thị Đại tướng khắc hổ đại thần, Trung phương lưu phòng Đại tướng hoàng hổ đại thần.

Belief in worshiping the Holy Tran is a Vietnamese folk belief, formed from the process of sanctification, divining a true character in history. He is the Hung Dao national hero Tran Quoc Tuan, a patron saint who fought against foreign invaders, defending the country, national security, and eliminating evil spirits and healing.
 His real name is Tran Quoc Tuan, he died on August 20, the second son of Tran Lieu, brother of King Tran Thai Tong (Tran Canh).
 About his original life, the people passed on: he was the first fairy from Thien Dinh who served the Emperor's order to reincarnate to the lower world carrying the sword, Lao flag, and the three jewels of Lao Tzu, 5 directions of Thai Cong.
Thus, considering the origin of the Tran dynasty, it also originated from the Taoist lineage, the root of the Mother Goddess religion (Dhamma), and is Three Palaces (Dao Tien).
 The Tran Dynasty was not belonging to the Mother Goddess religion with its own worshiping style and other rules at the Four Citadels - but the Goddess of the Mother Goddess religion and the Tran Dynasty were all belonging to the Thien Tien lineage - obeying the Jade Emperor of God to rescue people.

Although the origin is different, the mission is one, so now, there is the worship of 
the Tran dynasty and the Mother Goddess religion. Legend has it that when the 
Saint Tran passed away, to avoid the revenge of the Nguyen army, he commanded 
to set up a false tomb in An Lac and Bao Loc (now Bao Loc has a tomb named 
Hung Dao Dai Vuong but in fact it is grave of a minister.
 When the saint went to heaven, he received the award by the Jade Emperor. 
He was called Cuu Thien Vu De, with the mission of eliminating demons in all three 
realms of heaven, earth, and hell.
According to the position, Saint Tran was Cuu Thien Vu De who was blessed by 
Nam Tao and Bac Dau.
The folk have attached the image of the two most blessed generals of the Saint Tran,
Mr. Yet Kieu and Mr. Da Tuong, to the position of the people who served Saint Tran.

 When going to the other world they became Nam Tao and  Bac Dau to continue to help the Saint Tran in saving people.
In the holy row of Tran Dynasty, there was a teacher and a martial arts teacher demonstrating that the Tran dynasty should respect talented people. Since the Confucianism to the Tran dynasty, there had been teachers to teach the noble to become talented people.
The special feature when “hau” the Tran dynasty is the magic of coming to the upper belt, slanting through cheeks and grabbing salty seals. The male saint in the Tran dynasty when appearing in the trance ceremony often slant the knife through the ears. Vuong Co the second when appearing in the trance ceremony often uses the sword and grab salty seal (blood seal to defend against demons). The salty seals are used to cure diseases, madness and to defend against demons. The salty seals are used in large temples, the blood seals of the saints are difficult to break against. The magic of going to the upper belt, slanting through the cheeks, grabbing the blood seals are suitable for strong spirit mediums because when going to the upper belt, two people stand on both sides and pull the string tightly to the neck, the eyes are red, the face is flushed. Therefore, when someone is weak tries to go to the upper belt, he may die.
At present, there are many views that only the Third Lord goes to the upper belt because he seems to be shackled when being unjust. However, the true meaning of going to the upper belt is that when the spirit medium’s face is red and flushed, it proves the sacredness of the saints. Therefore, not only the third lord but the other male saints also go to the upper belt and slant through cheeks. Slanting through cheeks is a way of Shamanism. In Vietnam, slanting through cheeks is a religious phenomenon of the Saints. Some people say that slanting cannot make you bleed because the knife stabs through the pressure points. But it is the fact that in the trance ceremonies, the spirit mediums stabs many points without bleeding, so it is something religious. The taking of salty seals, after kicking off, took a piece of the blade to make the tongue spray blood into the charm, but later the blood stops.
The Tran dignitaries include:
1.      The Father and Mother of Tran Hung Dao
2.      Lord Tran Hung Dao: when appearing in the trance ceremonies, he wears red costumes, he does the magic of killing the demons. The spirit of the saint is heavy, so only the strong spirit medium can invite him to the trance ceremonies.
3.      The wife of Tran Hung Dao: she died on 28.9.
4.      Literature teacher
5.      Math teacher
6.      Nam Tao mandarin
7.      BacDau mandarin.
8.      Duc Thanh Ca (the first son of Tran Hung Dao): he wears red costumes with a flag on the back. When appearing in the trance ceremonies, he use the blood seals to fight against demons.
9.      Duc Pho Tang: he wears red costumes with a flag on the back. When appearing in the trance ceremonies, he often fights against demons.
10.  Duc Thanh Tam: he wears red costumes with a flag on the back. He often fights against demons and cure diseases.
11.  Duc Thanh De Tu: he wears red costumes with a flag on the back.
12.  Duc Tien Co De Nhat Quoc Mau (Princess Tran Thi Trinh, the wife of King Tran Nhan Tong. Later she followed the king to practice in Yen Tu temple. When appearing in the trance ceremony, she wears red costumes and a red cloth on her head.
13.  Duc Tien Co De Nhi Dai Hoang: when appearing in the trance ceremonies, she wears yellow costumes, in some places, she wears green costumes.
14.  Luc Bo Duc Thanh Ong (they were the generals not belonging to the Tran family, yet are worshipped in the Tran’s temples). They wear red costumes, catch the evil, walk on fire. They include: General Pham who wears red costumes, general Ta Yet Kieu whose real name was Pham Huu The and who was a general of Tran Hung Dao (he had a talent of swimming like fish, his anniversary is on Januray 15th), General Huu Da Tuong (he had the latent of traning elephants ), General Nghi Xuyen, General Hung Thang who was awarded with the title general and died on October 10th)
the generals not belonging to the Tran family, yet are worshipped in the Tran’s temples). They wear red costumes, catch the evil, walk on fire. They include: General Pham who wears red costumes, general Ta Yet Kieu whose real name was Pham Huu The and who was a general of Tran Hung Dao (he had a talent of swimming like fish, his anniversary is on Januray 15th), General Huu Da Tuong (he had the latent of traning elephants ), General Nghi Xuyen, General Hung Thang who was awarded with the title general and died on October 10th)

My Instagram

Copyright © MÙA HOA BÁCH HỢP. Made with by OddThemes